F&B là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Thuật ngữ F&B chắc hẳn là cụm từ quen thuộc của một số bạn khi đã từng nghe qua hoặc bắt gặp ở đâu đó nhưng bản chất cụ thể của ngành nghề này là gì thì bạn đã biết chưa? Cùng mình tìm hiểu thông tin của ngành nghề này ở bài viết dưới đây bạn nhé!

f&b là ngành gì - bạn đã biết chưa
Thuật ngữ F&B chắc hẳn là cụm từ quen thuộc của một số bạn nhưng bản chất cụ thể là gì – Bạn đã biết chưa?

Khái niệm F&B là gì?

F&B là thuật ngữ trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng; viết tắt của cụm từ tiếng Anh Food and Beverage Service – là mô hình dịch vụ liên quan đến khách sạn, nhà hàng, ẩm thực, đồ uống nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người.

Có hai loại mô hình chính trong ngành F&B, đó là

  • Trong khách sạn, resort lớn thì dịch vụ F&B là ngành phục vụ yến tiệc, liên hoan, buffet, tổ chức hội thảo, hội nghị,…
  • Đối với F&B kinh doanh doanh độc lập bên ngoài (bar, pub, café,…) hay khách sạn, nhà hàng nhỏ lẻ thì ngành dịch vụ F&B chính là quầy bar được thiết kế nhỏ gọn bố trí tại bể bơi dành cho khách có nhu cầu ăn uống hay đọc sách thư giãn.

Các bộ phận thuộc ngành F&B

Thông thường, bộ phận F&B đóng vai trò quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn đều bắt buộc phải có bởi còn liên quan đến nhiều vấn đề như tài chính, nhân sự, quy mô doanh nghiệp,…

các bộ phận của ngành F&B
Bộ phận F&B đóng vai trò quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

Hầu hết các khách sạn hay resort từ 3 sao trở lên thì bộ phận F&B bao gồm 

Lobby bar ( quẩy bar nhỏ): là nơi cung cấp đồ uống mà khi du khách vừa đặt chân vào khách sạn có thể tìm thấy “niềm vui” sau chuyến đi từ xa đến để du lịch; đồng thời, nơi đây cũng là nơi mà du khách có thể cảm nhận và đánh giá sự tận tình chăm sóc chu đáo của khách sạn, resort nơi họ sẽ nghỉ ngơi.

Room service: là bộ phận phải hoạt động liên tục 24/24 để kịp thời đáp ứng nhu cầu ăn uống ngay tại phòng của khách hàng. Với các khách sạn, resort từ 4 sao trở lên thì đều cần phải có bộ phận này để chuyên làm các dịch vụ như đặt trái cây, trang trí đối với các phòng có tuần trăng mặt hay đón tiếp khách VIP,…

Restaurant: chắc chắn đây là bộ phận hầu như không thể thiếu trong ngành F&B. Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp và phục vụ bữa ăn chu đáo cho khách hàng.

Executive Lounge: đây là khu vực hiện đại và sang trọng của khách sạn. Khu vực này thông thường có ở các khách sạn, resort 5* trở lên. Ngoài ra, đây là nơi mà dịch vụ ăn uống được chế biến công phu, cầu kỳ và phong cách phục vụ cũng đẳng cấp hơn.

Banquet: một bộ phận yến tiệc không thể thiếu trong ngành dịch vụ F&B, đồng thời là bộ phận mang lại doanh thu nhiều nhất trong khách sạn. Đây là bộ phận chuyên phục vụ các tổ chức sự kiện như hội thảo, tiệc cưới, team building, gala, họp lớp, workshop,…

Kitchen: là bộ phận chuyên về bếp. Nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên cứu, chế biến món ăn phù hợp với thực khách từ đó đưa ra menu độc đáo và tạo sự riêng biệt của khách sạn đối với khách hàng. 

cơ hội nghề nghiệp f&b
Cơ hội nghề nghiệp trong dịch vụ F&B là gì?

Cơ hội nghề nghiệp trong bộ phận F&B

Dưới đây là các vị trí công việc ngành F&B mà bạn có thể ứng tuyển:

– Giám đốc bộ phận F&B trong khách sạn, resort

– Quản lý Nhà hàng

– Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn/ trưởng nhóm phục vụ bàn

– Nhóm phó 

– Nhân viên trực bàn

– Nhân viên phục vụ rượu vang/ pha chế rượu

– Nhân viên đón tiếp

– Nhân viên trực tầng/ trực sảnh

– Nghiên cứu sinh, giảng viên giảng dạy ngành dịch vụ ăn uống tại các trường đại học, cao đẳng hay các cơ sở đào tạo khác

– …

=> Click tham khảo nếu bạn quan tâm ngành học: Ngành Quản trị Du lịch và Nhà hàng PSU Đại học Duy Tân

Trên đây tất tần tật những thông tin cần biết về ngành F&B mà nganhdulichnhahangpsu.edu.vn muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu bạn là người yêu thích du lịch, năng động và nhanh nhẹn thì ngành Du lịch và Nhà hàng là ngành học này đáng để bạn lựa chọn tham khảo. Mong rằng bạn sẽ truy cập mỗi ngày vào website của mình để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích cho mình nhé!

Bình luận ở “F&B là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

  1. Pingback: Tương lai của ngành F&B tại Việt Nam | PSU Đại Học Duy Tân

  2. Pingback: Vì sao ngành F&B ngày càng “hot” năm 2023?

Đã đóng bình luận